LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA MẤT THÍNH GIÁC DO ĐEO TAI NGHE?
Tai nghe đã trở thành phương tiện phổ biến để nghe nhạc, podcast, và nội dung âm thanh khác. Nhưng ta cần sử dụng chúng một cách có trách nhiệm nhằm tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Trong bài viết này, Phan Thị Store đi sâu xem xét các mối nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng tai nghe. Đồng thời bật mí 06 mẹo đơn giản giúp bạn ngăn ngừa mất thính giác do đeo tai nghe.
Những mối nguy hiểm tiềm ẩn do sử dụng tai nghe
Tổn thương thính giác
Thường xuyên đeo tai nghe âm lượng lớn có thể dẫn đến tổn thương thính giác. Nó có thể gây ù tai hoặc mất thính giác vĩnh viễn.
Nhiễm trùng tai
Thường xuyên đeo tai nghe trong thời gian dài có thể tạo ra môi trường nóng ẩm trong tai. Điều này làm tăng nguy cơ đau tai và tích tụ ráy tai.
Chấn thương vật lý
Tai nghe tạo ra rào cản vật lý giữa người dùng và môi trường xung quanh. Chúng làm tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương. Ví dụ, đeo tai nghe khi tham gia giao thông khiến khó nghe thấy tiếng xe đang tới gần. Và dẫn đến nguy cơ va chạm.
06 mẹo giúp ngăn ngừa mất thính giác do đeo tai nghe
Sau đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn ngăn ngừa mất thính giác do đeo tai nghe:
1. Giới hạn thời gian nghe
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất thính giác do đeo tai nghe là tiếp xúc lâu với âm thanh lớn. Để ngăn ngừa điều này, bạn giới hạn thời gian nghe mỗi lần không quá 60 phút. Cho đôi tai được nghỉ ngơi giữa mỗi lần nghe.
2. Giữ âm lượng ở mức thấp
Âm lượng của tai nghe cần được giữ ở mức an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng mức âm lượng tối đa là 85 dB (decibel) trong thời gian không quá 8 giờ mỗi ngày. Để so sánh, một cuộc trò chuyện thường có âm lượng rơi vào khoảng 60 dB. Và buổi hòa nhạc rock có âm lượng lên tới 120 dB.
3. Sử dụng tai nghe chống ồn
Một cách để ngăn ngừa mất thính giác là sử dụng tai nghe chống ồn. Tai nghe trang bị công nghệ chống ồn chủ động (ANC). Giảm tiếng ồn bên ngoài bằng cách tạo tín hiệu triệt tiêu âm thanh xung quanh. Tính năng này cho phép bạn thưởng thức âm nhạc ở mức âm lượng thấp hơn. Do đó, giảm nhu cầu điều chỉnh âm lượng khi nghe trong thời gian dài và nguy cơ mất thính giác.
4. Đầu tư tai nghe chất lượng cao
Tai nghe giá rẻ cho chất lượng âm thanh kém, khiến bạn phải tăng âm lượng để bù đắp. Đầu tư tai nghe chất lượng cao có thể mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn, cho phép bạn nghe ở mức âm lượng thấp.
5. Chọn tai nghe chụp tai thay vì tai nghe nhét tai
Tai nghe nhét tai đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt với sự gia tăng của điện thoại thông minh. Khác với tai nghe chụp tai, thiết bị nhỏ bé bằng nhựa hoặc silicon này được thiết kế để nhét tai. Sự khác biệt tưởng chừng như không đáng kể này thực chất khá quan trọng. Nguồn âm càng gần màng nhĩ, nguy cơ tổn thương thính giác như thủng màng nhĩ càng cao.
6. Kiểm tra thính lực thường xuyên
Bạn nên thường xuyên đi kiểm tra thính lực để theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu tổn thương thính giác. Bằng cách chủ động lên lịch kiểm tra thính lực thường xuyên, bạn kịp thời phát hiện tổn thương thính giác trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ.
Nguồn: mandsopticians
Tham khảo một số sản phẩm tai nghe ONIKUMA tại Phan Thị Store