TẠI SAO CHUỘT THÔNG THƯỜNG KHÔNG PHÙ HỢP ĐỐI VỚI GAME THỦ?
Game thủ thường buông lời than phiền khi nói về chuột thông thường.
Ngay từ thuở ban đầu, máy tính đã có game cho bạn chơi. Ngày nay, game PC đã trở nên phức tạp, thách thức người chơi hơn. Tất cả là nhờ những tiến bộ trong công nghệ chip, phần mềm hoạt hình, và phần cứng máy tính.
Hiện nay, bạn có thể chơi nhiều game trên máy tính đời mới. Nhưng để chơi game phức tạp, và để tận hưởng trải nghiệm chơi game đỉnh cao, bạn nên có trang bị như bàn phím và chuột máy tính giúp mang đến cơ may giành chiến thắng.
Trong bài viết này, Store Phan Thị sẽ lý giải tại sao game thủ không mấy mặn mà với chuột thông thường.
Chuột thông thường chỉ dành cho công việc, không dành cho chơi game
Bàn phím và chuột thông thường được thiết kế để phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà và văn phòng. Đối với hầu hết công việc thực hiện trên máy tính – gửi email, viết tài liệu, duyệt web, mua sắm – tất cả những gì cần làm là trỏ chuột, nhấp nút trên màn hình, rồi gõ chữ trên trang đăng nhập hoặc biểu mẫu trực tuyến.
Nó không giống như chơi game online trên PC gaming. Bạn chắc chắn vẫn chơi được game, nhưng có lẽ không theo cách của một game thủ chính hiệu. Hãy tưởng tượng cầu thủ bắt bóng hoặc cầu thủ chốt 1 ra sân với găng tay của cầu thủ sân trong. (Đơn giản là điều đó sẽ không bao giờ xảy ra!) Hoặc người chơi golf chỉ chơi bằng mấy cây gậy thay vì bộ dụng cụ chuyên dụng. Muốn chơi game trên PC, bạn cần trang bị chuyên dụng.
Ngoài nhiều game để chơi hơn, game thủ còn cần gì nữa?
Sau đây là những điều game thủ cần tìm kiếm ở chuột chơi game. Chúng quan trọng với game thủ, nhưng không quan trọng trong mắt của người dùng máy tính bình thường.
Cảm nhận
Game thủ muốn thiết bị mang lại cảm giác thoải mái khi cầm trên tay. Nó phải dễ cầm nắm, dễ điều khiển. Nó phải được bằng vật liệu nhựa chống trượt, hoặc không khiến người chơi đổ mồ hôi tay. (Game thủ trở nên phấn khích khi chơi. Nó không giống như viết báo cáo học kỳ!) Nhân tiện đây nói thêm, nhiều game thủ còn sử dụng chuột chơi game như là chuột thông thường.
Tốc độ phản hồi
Con trỏ chuột có vẻ di chuyển chậm chạp trên màn hình? Nó không phản hồi nhanh như bạn tưởng? Hiện tượng này được game thủ gọi là “lag.” DPI chuột là thuật ngữ khá quen thuộc đối với game thủ. Chỉ số DPI càng cao, con trỏ chuột sẽ di chuyển càng nhanh. Điều này quan trọng với game thủ, vì họ cố gắng di chuyển con trỏ chuột trên màn hình càng nhanh càng tốt. Ở mức 3.000 DPI (một con số rất cao), một cú chạm cũng đủ khiến con trỏ chuột “chạy” từ bên này sang bên kia màn hình.
Thời lượng pin (đối với chuột không dây)
Bàn phím thông thường có phiên bản có dây và không dây. Chuột chơi game cũng vậy. Thay pin cho bất kỳ thiết bị nào cũng có chút bất tiện. Nhưng thử tưởng tượng đang say sưa chiến game thì đột nhiên chuột hết pin. Nó giống như đang quay buổi lễ tốt nghiệp thì camera hết pin giữa chừng.
Tần số lấy mẫu
Chuột chơi game có tốc độ phản hồi và độ chính xác cao. Tần số lấy mẫu (polling rate) là số lần máy tính “truy vấn” chuột để xác định vị trí của nó. Nó được đo bằng đơn vị Hz (Hertz). Nhưng như bao thứ khác liên quan đến máy tính, tần số lấy mẫu có thể gây nhầm lẫn. Chuột có dây hỗ trợ tần số lấy mẫu 100Hz, “nhanh” gấp đôi so với chuột không dây. Tuy nhiên, chuyên gia bật mí rằng bạn rất khó nhận ra sự khác biệt.
Chất lượng cảm biến
Cảm biến quyết định độ chính xác và mức độ phản ứng của chuột. Cảm biến chuột phải bám sát chuyển động của tay. Cho phép người chơi tìm nhanh mục tiêu, hoặc lái xe luồn lách qua những con hẽm sâu của thành phố khắc nghiệt.
Lag và tốc độ phản hồi dường như là yếu tố được xem xét nhiều nhất trong các bài so sánh giữa chuột thông thường và chuột chơi game. Trong các bài đánh giá, bạn sẽ thấy mô tả chuột công thái học có bao nhiêu nút có thể lập trình, DPI tối đa là bao nhiêu, và cảm biến mang thương hiệu gì.
Than phiền, than phiền, và than phiền
Game thủ thường buông lời than phiền khi nói về chuột thông thường:
- “Tiếng nhấp chuột thật tệ, yếu ớt, không đanh gọn. Nó không phản hồi – không có cảm giác như đang nhấp chuột!”
- “Vừa cầm vào đã cảm thấy “trơn trượt.”
- “Phận sụn (phần mềm) không tốt. Chuột – và game – bị treo liên tục.”
- “Nó khá nặng. Không tạo cảm giác bóng bẩy, thanh lịch.”
- “Nó hết pin qua nhanh. Nó sẽ vô dụng nếu bạn quên cắm sạc qua đêm.”
- “Nó quá đắt! Ý tôi là nó có giá tới 120 USD.”
- “Một bên chuột bị nhồi nhét quá nhiều nút. Bạn không thể cảm nhận được chúng.”
- “Nó nặng nề và phẳng lì. Tôi không thể nắm nó đủ chặt để giành chiến thắng.”
Logitech, Razer và Corsair là ba trong số những thương hiệu hàng đầu mà bạn sẽ tìm thấy tại các cửa hàng điện tử lớn. Bên cạnh đó còn có nhiều thương hiệu như Onikuma, Mad Catz, Steel Series, Genius, Roccat,… cho bạn tha hồ chọn lựa.
Nếu gia đình bạn có người chơi game và đang tìm kiếm chuột mới, hãy khuyến khích họ hỏi xem bạn bè sử dụng loại chuột nào. Người chơi không có lý do gì để thiên vị luôn đưa ra ý kiến đóng góp chân thành.
Nguồn: whatismyipaddress
Tham khảo một số combo ONIKUMA gaming tại Store Phan Thị
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.