ĐỘ TUỔI NÀO LÀ PHÙ HỢP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH BẢNG?
Bạn có biết khi nào thì nên cho trẻ làm quen với máy tính bảng? Đây là câu hỏi khó khi nói đến trẻ em và thời gian sử dụng màn hình. Nói thì nói vậy thôi chứ khó có thể phủ nhận rằng trong thời đại kỹ thuật số… ứng dụng công nghệ là không thể tránh khỏi. Không phụ huynh nào muốn con em mình bị tụt hậu. Tuy nhiên, câu hỏi khiến nhiều phụ huynh băn khoăn là khi nào thì nên cho trẻ làm quen với máy tính bảng.
Cho trẻ làm quen với máy tính bảng: Sự cân bằng tinh tế
Trước khi bắt đầu, bạn hãy cùng Store Phan Thị tìm hiểu bối cảnh kỹ thuật số hiện nay. Màn hình hiện diện ở khắp mọi nơi. Và hãy đối mặt với sự thật rằng chúng sẽ không biến mất. Điều quan trọng là tìm kiếm sự cân bằng giữa ứng dụng công nghệ và bảo đảm an toàn cho trẻ.
Biết khi nào thì nên cho trẻ làm quen với điện thoại hay máy tính bảng dường như là một nhiệm vụ khó khăn. Nó khó khăn ngay cả khi sử dụng thiết bị cho mục đích học tập. Store Phan Thị thấu hiểu điều này. Đấu tranh tư tưởng là có thật. Sau đây là những điều cần biết khi cho trẻ bước chân vào thế giới màn hình.
Ý kiến của chuyên gia về thời gian sử dụng màn hình
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP), cha mẹ không nên cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sử dụng màn hình. Đối với trẻ 18 – 24 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho xem chương trình chất lượng cao với thời lượng hạn chế. Tất nhiên, nó không bao gồm chat video với người thân ở xa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên xem cùng con để giúp chúng hiểu những gì mình đang xem.
Độ tuổi phù hợp: Mục tiêu di động
Sau phần thảo luận về thời gian sử dụng màn hình, chúng ta đi vào câu hỏi bức thiết. Độ tuổi nào là phù hợp cho trẻ làm quen với máy tính bảng? Sự thật là không có câu trả lời chung cho tất cả. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Do đó, mức độ sẵn sàng đón nhận công nghệ của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, đối với phụ huynh muốn thử, chuyên gia khuyên rằng 2 – 3 tuổi là phù hợp nhất. Dẫu vậy, hãy luôn tâm niệm rằng “càng ít càng tốt.”
Lý do đằng sau sự chờ đợi
Tại sao phải đợi đến khi trẻ biết đi mới cho làm quen với máy tính bảng? Vâng, cái gì cũng có lý do của nó. Trong mấy năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Các tương tác trong thế giới thực đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Việc trì hoãn tiếp xúc với máy tính bảng cho trẻ cơ hội rèn luyện kỹ năng thiết yếu như ngôn ngữ và tương tác xã hội trước khi đắm mình vào thế giới kỹ thuật số.
Lựa chọn máy tính bảng phù hợp
Câu hỏi tiếp theo là, máy tính bảng nào tốt nhất cho trẻ? Khi nói đến máy tính bảng dành cho trẻ em, chúng ta có nhiều sự lựa chọn. Bài viết không đề cập thương hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, khi nói về vấn đề cho trẻ làm quen với máy tính bảng, bài viết sẽ đưa ra một số yếu tố cần cân nhắc. Tìm thiết bị được thiết kế riêng cho trẻ em. Tích hợp chức năng Parental Controls. Chứa đựng nội dung phù hợp với lứa tuổi.
Thiết lập ranh giới
Xin chúc mừng! Bạn vừa mua máy tính bảng cho con. Và con bạn đã sẵn sàng bước chân vào thế giới kỹ thuật số. Giờ là lúc thiết lập một số quy tắc cơ bản. Giới hạn thời gian sử dụng màn hình hằng ngày. Khuyến khích nghỉ ngơi, dành thời gian cho hoạt động thể chất. Theo dõi nội dung mà con bạn đang truy cập. Thiết lập ranh giới ngay từ đầu giúp tạo mối quan hệ lành mạnh với công nghệ.
Sức mạnh của Parental Controls
Internet là nơi đầy rẫy những cạm bẫy nguy hiểm. Vì vậy, hãy luôn để mắt đến con trẻ. Parental Controls là vũ khí bí mật trong cuộc chiến cung cấp môi trường kỹ thuật số an toàn. Sử dụng chức năng này để giới hạn quyền truy cập vào nội dung không phù hợp. Đặt giới hạn thời gian. Thậm chí theo dõi hành vi của trẻ trên không gian mạng. Duy trì kiểm soát, song vẫn cho phép trẻ khám phá thế giới kỹ thuật số trong giới hạn an toàn.
Trải nghiệm ngoài thế giới thực mới quan trọng
Máy tính bảng là công cụ hỗ trợ học tập rất hiệu quả. Nhưng điều quan trọng là phải cân bằng thời gian sử dụng màn hình và trải nghiệm ngoài đời thực. Bài viết về lợi ích của hoạt động ngoài trời là lời nhắc nhở rằng có nhiều cách trải nghiệm ngoài thế giới thực mà không cần màn hình. Cho trẻ tham gia các hoạt động kích thích sự sáng tạo. Khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời. Thúc đẩy tương tác trực tiếp. Sự kết hợp lành mạnh giữa trải nghiệm kỹ thuật số và trải nghiệm ngoài thế giới thực là cách để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Hãy nhớ rằng, bạn không cần vội vàng cho trẻ làm quen với máy tính bảng. Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ riêng của mình. Với vai trò là người làm cha làm mẹ, bạn dẫn dắt trẻ đi qua thế giới kỹ thuật số bằng tình yêu thương, kiên nhẫn, chú ý đến sự an toàn của chúng.
Nguồn: childsafetystore
Tham khảo một số sản phẩm công nghệ của Store Phan Thị tại đây.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.